Thú chơi loa cổ của Nghĩa "phố cổ"

02/07/2025 16:38 GMT+7 | Multimedia

Cuộc sống hiện đại ngày nay cho ta nhiều cách thưởng thức âm nhạc, song có một người vẫn chọn cách nghe nhạc cổ điển qua dàn loa quân đội cổ được sản xuất từ 60-70 năm trước. Đó là anh Lê Tuấn Nghĩa, hiện đang sống trên một con phố cổ tại Hà Nội.

Thú chơi loa cổ của Nghĩa “phố cổ”

Nghĩa "phố cổ" với thú chơi loa cổ

Bắt đầu sưu tầm năm 1986, đến nay dàn loa quân đội của anh Lê Tuấn Nghĩa còn gần như đầy đủ các bộ phận và vẫn còn hoạt động. Theo anh Nghĩa, đây cũng là bộ loa đài, ampli quân sự được sử dụng trong thời kháng chiến chống Mỹ cuối cùng còn lại ở Việt Nam có gần đủ các bộ phận và có thể phát ra âm thanh chất lượng tốt đến thời điểm hiện tại. Dù đã nhiều lần được hỏi mua với giá rất cao song anh Nghĩa quyết giữ lại làm kỷ vật của riêng mình.

Anh Lê Tuấn Nghĩa, Hà Nội: Trải qua chơi những đồ dân dụng bình thường, khi mua được một thiết bị của quân đội cảm thấy có gì đó đb nên mới lao vào chơi, từ đó mới đi sưu tầm…. Xưa khi mình chơi âm thanh này thời điềm đó chơi người ta bảo là dở hơi, khi mang về người ta ko biết là cái gì tưởng đồ đồng nát. Mình thích thì mình chơi cho mình thôi chứ ko phải chơi cho người ta. Cứ lủi thủi chơi một mình tự tìm kiếm để có được bộ âm thanh này…

Xuất phát từ niềm yêu thích đặc biệt với những bản nhạc vàng, nhạc tiền chiến, nhạc đồng quê, Jazz Blue… những năm 80 của thế kỷ trước, anh Lê Tuấn Nghĩa dày công đi khắp nơi sưu tầm từ hơn 30 năm nay. Đầu băng cối dân dụng, đầu Akai loại X200D, bộ âm thanh bóng đèn David Bogen… đều không phải những thứ quá đắt đỏ nhưng bây giờ là của hiếm, rất khó để có được.

Anh Lê Tuấn Nghĩa, Hà Nội: Ngoài cái đầu băng cát xét con con, đầu này ở Việt Nam rất hiếm, khi Mỹ mang sang đây thì không biết mục đích... Mình tìm kiếm rất mất công... Thời điểm đó chẳng nhớ, vài triệu vài triệu, có duy nhất đầu này đắt nhất đang sửa, thời điểm đó gần 40 triệu năm 2000.. Những món đồ này từng cục vào mua về tự ghép vào cho ra được tiếng... Đồ sưu tầm đồ lính trang thiết bị quân đội này thì ở Việt Nam rất nhiều người chơi, nhưng để món đồ chết thì nhiều lắm, nhưng để nghe được âm thanh như thế này thì mình nghĩ chắc chỉ có một mình mình. Mình có cái dàn âm thanh để mà hoạt động hoàn chỉnh như này…

Dàn loa của anh có thể nghe được các loại băng, đĩa khác nhau như: Đĩa CD, băng cátsét, đĩa than… và phát ra âm thanh chất lượng không kém gì những loại loa hiện đại.

Đây cũng là điều khiến "tay chơi" phố cổ tự hào nhất về dàn loa của mình. Bởi theo anh, cũng có vài người đang sở hữu một số bộ phận của loa quân đội tuy nhiên chỉ để trưng bày chứ không thể phát nhạc được nữa.

Anh Lê Tuấn Nghĩa, Hà Nội: Đây là một dàn kết nói với nhau... Khi muốn dùng bộ này, trước mắt dùng nguồn điện lên để nuôi các hệ thống đầu câm đầu phát này. Nghe băng cối thì bật băng cối, đĩa than, cd... đơn giản ko có gì phức tạp. Thiết bị ngày xưa cồng kềnh trông nó ghê thôi, bâu giờ người ta thu nhỏ lại... Âm thanh dàn loa cổ ngày xưa nó công nghệ dùng các bóng đèn điện tử, âm thanh analog thì mình nghe dòng nhạc  bolero đó thì mình lại cần sự trung thực của người ca sĩ đó... Đèn này nó sẽ phù hợp nghe rất hay. Dàn hiện đại dùng kỹ thuật số nén lại tín hiệu, giới trẻ người ta có thể thích nhưng những người đứng tuổi thì nghe sẽ nhanh mệt. Nghe dàn cũ rất bền tai vừa nghe vừa nói chuyện ko bị ầm ĩ.. Âm thanh trung thực để mình nghe được người ca sĩ cất lên mình biết là ai hát...

Mỗi ngày, anh Nghĩa lại tận hưởng niềm vui của một người sưu tập mỗi lần tìm được đồ mình thích. Và căn phòng nhỏ của tay chơi phố cổ như một "nhà hát thu nhỏ" bởi những bản nhạc du dương ngày nào cũng được phát ra trong không gian ngập tràn đồ quân đội xưa!./.

Ngân Lượng - Tô Dậu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm