Giá vàng hôm nay có giảm sau khi chạm đỉnh?

23/04/2025 14:29 GMT+7 | Bạn cần biết

tiếp tục cập nhật...

Giá vàng chiều 23/4 tiếp đà giảm mạnh

Tiếp đà giảm đầu phiên sáng, đến phiên chiều ngày 23/4 giá vàng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh.

Cụ thể, cập nhật lúc 16 giờ 20 phút, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng ở mức 116,5 - 119,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 3,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 2,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu phiên sáng nay; giảm 5,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 4,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so chốt phiên hôm qua.

Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng và vàng nhẫn mức 115 - 118 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu phiên sáng nay; giảm 4 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết giá vàng miếng ở mức 112,7 - 115,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 3,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 3,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu phiên sáng nay; giảm 4,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 4,1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra với chốt phiên hôm qua.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 112,5 - 115,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 1,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu phiên sáng nay; giảm 3,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Trên thị trường thế giới, Ngân hàng JP Morgan nhận định rằng giá vàng có khả năng vượt ngưỡng 4.000 USD/ounce vào năm 2026.

Nguyên nhân là do lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng tăng trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có nhiều thay đổi và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn.

JP Morgan dự kiến giá vàng trung bình sẽ đạt 3.675 USD/ounce vào quý IV/2025, sau đó vượt mốc 4.000 USD/ounce vào quý II/2026. Ngân hàng này cũng cho rằng giá vàng có thể tăng nhanh hơn dự kiến nếu nhu cầu thực tế cao hơn.

"Yếu tố hỗ trợ cho dự báo giá vàng đạt 4.000 USD/ounce vào năm 2026 là nhu cầu mạnh mẽ liên tục từ các nhà đầu tư và nhiều ngân hàng trung ương, với mức mua trung bình khoảng 710 tấn mỗi quý trong năm nay," JP Morgan nhấn mạnh.

Giá vàng giao ngay đã tăng 29% và lập 28 kỷ lục mới từ đầu năm đến nay, lần đầu tiên chạm ngưỡng 3.500 USD/ounce vào ngày 22/4. Mới đây, Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá vàng từ 3.300 lên 3.700 USD/ounce vào cuối năm 2025, đồng thời nhận định trong "kịch bản cực đoan" giá vàng hoàn toàn có thể giao dịch gần mức 4.500 USD/ounce vào cuối năm 2025.

Về những rủi ro tiềm ẩn đối với giá vàng, JP Morgan cho rằng nguy cơ lớn nhất là nhu cầu mua vàng từ các ngân hàng trung ương giảm mạnh bất ngờ.

Các nhà phân tích của JP Morgan cũng lưu ý rằng một kịch bản tiêu cực hơn có thể xảy ra nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn duy trì được sự ổn định đáng ngạc nhiên bất chấp các chính sách thuế quan. Điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết liệt hơn trong việc đối phó với nguy cơ lạm phát, khiến thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ tăng ngay cả trước khi lạm phát thực sự trở thành mối lo ngại.

JP Morgan dự báo giá vàng sẽ vượt mốc 4.000 USD/ounce vào quý II/2026

Ngân hàng JP Morgan nhận định rằng giá vàng có khả năng vượt ngưỡng 4.000 USD/ounce vào năm 2026. Nguyên nhân là do lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng tăng trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có nhiều thay đổi và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn.

JP Morgan dự kiến giá vàng trung bình sẽ đạt 3.675 USD/ounce vào quý IV/2025, sau đó vượt mốc 4.000 USD/ounce vào quý II/2026. Ngân hàng này cũng cho rằng giá vàng có thể tăng nhanh hơn dự kiến nếu nhu cầu thực tế cao hơn.

"Yếu tố hỗ trợ cho dự báo giá vàng đạt 4.000 USD/ounce vào năm 2026 là nhu cầu mạnh mẽ liên tục từ các nhà đầu tư và nhiều ngân hàng trung ương, với mức mua trung bình khoảng 710 tấn mỗi quý trong năm nay," JP Morgan nhấn mạnh.

Giá vàng giao ngay đã tăng 29% và lập 28 kỷ lục mới từ đầu năm đến nay, lần đầu tiên chạm ngưỡng 3.500 USD/ounce vào ngày 22/4. Mới đây, Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá vàng từ 3.300 lên 3.700 USD/ounce vào cuối năm 2025, đồng thời nhận định trong "kịch bản cực đoan" giá vàng hoàn toàn có thể giao dịch gần mức 4.500 USD/ounce vào cuối năm 2025.

Về những rủi ro tiềm ẩn đối với giá vàng, JP Morgan cho rằng nguy cơ lớn nhất là nhu cầu mua vàng từ các ngân hàng trung ương giảm mạnh bất ngờ.

Các nhà phân tích của JP Morgan cũng lưu ý rằng một kịch bản tiêu cực hơn có thể xảy ra nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn duy trì được sự ổn định đáng ngạc nhiên bất chấp các chính sách thuế quan. Điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết liệt hơn trong việc đối phó với nguy cơ lạm phát, khiến thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ tăng ngay cả trước khi lạm phát thực sự trở thành mối lo ngại.

JP Morgan cũng dự báo giá bạc sẽ gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu công nghiệp chưa ổn định. Tuy nhiên, ngân hàng này kỳ vọng giá bạc sẽ "bắt kịp" đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025 và đạt mức 39 USD/ounce vào cuối năm 2025.

Giá vàng hôm nay có giảm sau khi chạm đỉnh?

Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 22/4, sau khi chạm mức cao kỷ lục 3.500 USD/ounce vào đầu phiên, do những bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent làm dấy lên hy vọng về sự hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thúc đẩy thị trường chứng khoán và đồng USD tăng giá.

Cụ thể, vào lúc 2 giờ 46 phút sáng ngày 23/4 (theo giờ Việt Nam), tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao ngay giảm 1,5% xuống còn 3.372,68 USD/ounce. Trong phiên này, đã có thời điểm giá vàng giao ngay tăng tới 2,2% lên 3.500,05 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ chốt phiên giảm 0,2%, xuống 3.419,40 USD.

Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia cấp cao về thị trường tại RJO Futures, nhận định thị trường bắt đầu bán ra khi có những bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent ám chỉ khả năng "tan băng" trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung Quốc.

Giá vàng hôm nay có giảm sau khi chạm đỉnh? - Ảnh 1.

Vàng miếng tại Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Trong một phát biểu ngày 22/4, Bộ trưởng Bessent cho biết ông tin rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm bớt, dù ông mô tả các cuộc đàm phán sắp tới với Bắc Kinh là "một cuộc chiến" vẫn chưa bắt đầu.

Chứng khoán Mỹ tăng hơn 2%, đồng USD cũng phục hồi sau phát biểu của ông Bessent.

Chỉ số đồng USD tăng 0,7%. Điều này khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Dù giảm trong phiên này, giá vàng giao ngay vẫn tăng 29% từ đầu năm đến nay và lập mức cao kỷ lục thứ 28 trong năm khi lần đầu tiên vượt mốc 3.500 USD/ounce.

Ngân hàng JPMorgan dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng, có thể vượt ngưỡng 4.000 USD/ounce vào năm sau, khi nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng, thuế quan của Mỹ tiếp tục ở mức cao và căng thẳng thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp diễn.

Thị trường cũng đang chờ đợi các bài phát biểu của một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này để tìm thêm manh mối về định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương này.

Vàng vốn không sinh lời nhưng thường được xem là tài sản "trú ẩn an toàn" trước những bất ổn toàn cầu và lạm phát, và có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp.

Cùng ngày, giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống còn 32,47 USD/ounce, bạch kim giảm 0,8% xuống 953,64 USD/ounce, còn palladium tăng 0,6% lên 932,75 USD/ounce.

Thảo Vy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm